Công dụng của rượu rắn

Rắn trong Đông Y:

    Đông y dùng rắn dưới nhiều dạng, từ ngâm rượu, nấu cao rắn đến uống rượu pha máu rắn, ăn mật rắn.Y thư cổ truyền Trung Quốc có kê những toa thuốc lấy từ 2 loại rắn: một từ rắn độc gọi là Bạch hoa xà và một từ rắn nước gọi là: Ô sao xà.
    Bạch hoa xà: để chỉ chung 2 loài rắn độc là rắn hổ và rắn cạp nong. Người Nhật gọi Bạch hoa xà là Hakkada.
    Ô sao xà: để chỉ rắn nước Zaocys dhumnades, thuộc họ Colubridae, người Nhật gọi là Ushoda.
    Theo Đông y, rắn (không kể phủ tạng), có tính ấm, vị ngọt, tác động vào Can kinh và Tỳ kinh. Cả hai loại trên có tác dụng như nhau, nhưng rắn nước thì yếu hơn.
    Thịt rắn có thể làm thông kinh mạch bị bế tắc, đồng thời trừ được phong hàn, nên được dùng để trị các chứng phong thấp. Trong trường hợp này, Bạch hoa xà được dùng chung với phòng phong, xuyên khung, khương hoạt, giúp trị viêm khớp cùng tê bại chân.
    Thịt rắn có tác dụng với phong ngoài da, do đó chữa trị được chứng tê ngoài da, ngứa, nhất là ngứa kinh niên do chàm (eczema). Trong trường hợp này, Bạch hoa xà được dùng chung với đương quy, hà thủ ô, bạch thược; còn Ô sao xà được dùng chung với vỏ ve sầu và xích thược.

Tác dụng của da rắn:

    Trong y thư cổ, da rắn sau khi lột gọi là Xà thoái, tính bình, vị ngọt mặn, tác dụng chính vào kinh mạch thuộc Can.
    Da rắn lột có tác dụng khu phong, chống co giật nên được dùng trị bệnh phong ngứa ngoài da, chứng kinh phong ở trẻ em. Da rắn được dùng chung với vỏ ve sầu, địa hoàng và đương quy.

Các cách thức chế biến rắn:     Các bộ phận của rắn còn được sử dụng theo nhiều phương thức khác nhau:
- Huyết rắn: có tác dụng làm tăng sinh lực, bổ thận. Máu rắn còn được dùng chung với mật rắn để tạo thành “Huyết xà đởm”.
- Rắn nấu thuốc Bắc: Rắn còn được nấu chung với những vị thuốc như thục địa, đương quy, nhãn nhục, đại táo để tăng thêm tính bổ dưỡng.
- Mật rắn: Vị đắng, tính hàn, có thể làm hạ hỏa và tiêu đờm do nhiệt gây ra. Mật rắn cũng giúp tan máu bầm nên được ngâm rượu để chữa chứng nhức xương, phong thấp.
- Công dụng của rượu rắn là một loại thuốc bổ dưỡng. Rượu ngâm với rắn khô hoặc tươi đều được nhưng phải bỏ tạng phủ (chỉ giữ lại mật). Nếu ngâm tươi phải đủ 100 ngày, nhưng nếu rắn đã sấy hoặc phơi khô thì chỉ cần 30 ngày.
- Theo YHCT thịt rắn có vị ngọt, mặn, tính ôn, quy kinh can, có tác dụng trừ phong thấp, định kinh giản, giảm đau, tiêu độc. Mật rắn có vị ngọt, cay, không đắng như các loại mật khác, có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống viêm, thường được dùng chung với thịt rắn trong rượu rắn. Rượu  rắn rất tốt cho các trường hợp thận dương kém, đau xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, suy yếu sinh lý, liệt dương, tiết tinh sớm, trí lực, thần kinh suy giảm.

Các loại Rượu rắn:

- Nhất xà:

Ngâm nguyên 1 con rắn Hổ mang phì hoặc 1 con rắn Hổ mang chúa (rất quý hiếm).

- Tam xà: 

Ngâm 3 loại rắn hổ mang, cạp nia và rắn giáo

- Ngũ xà tinh:

 Ngâm 3 loại rắn hổ mang, cạp nia, rắn giáo, thêm hổ trâu và hổ hành.

- Những vị thuốc được ngâm chung với rắn thường là:

 những vị thuốc bổ như sinh địa, thục địa, nhân sâm, hà thủ ô, đỗ trọng hoặc thêm xuyên khung, bạch chỉ, hoàng kỳ để trị phong thấp; Thêm câu kỷ tử, ngũ vị tử, phúc bồn tử để giúp tráng dương, bổ thận.
ruou ran,cao ran
Bình rượu rắn hổ chúa

Công dụng của rượu rắn:

    Từ xa xưa cổ nhân đã biết công dụng của rắn như một vị thuốc quý cho nam giới. Có rất nhiều món ăn và vị thuốc từ rắn ra đời, trong đó rượu rắn là một loại rượu thuốc rất được ưa chuộng và được lưu truyền đến ngày nay. Nhiều người, đặc biệt là nam giới có địa vị hoặc kinh tế dư giả thường lùng mua cho được bình rượu rắn vì đông y cho rằng rượu rắn có tác dụng đặc biệt cho nam giới: cường gân, tráng cốt và gia tăng "bản lĩnh đàn ông".
     Theo YHCT thịt rắn có vị ngọt, mặn, tính ôn, quy kinh can, có tác dụng trừ phong thấp, định kinh giản, giảm đau, tiêu độc. Mật rắn có vị ngọt, cay, không đắng như các loại mật khác, có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống viêm, thường được dùng chung với thịt rắn trong rượu rắn. Rượu  rắn rất tốt cho các trường hợp thận dương kém, đau xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, suy yếu sinh lý, liệt dương, tiết tinh sớm, trí lực, thần kinh suy giảm.
     Đông y đã dùng rắn làm nhiều vị thuốc để chữa trị các bệnh khác nhau và đặc biệt rượu ngâm rắn có tác dụng bổ thận, tăng cường sinh lực, sức khỏe, chữa mỏi cơ, đau lưng, thấp khớp, thông kinh mạch bị bế tắc, trừ phong hàn...
     Rượu rắn đã có từ thời Tây Chu và được coi là một loại thuốc trị bệnh, giúp tráng dương theo Trung Y. Nó có thể được tìm thấy ở Trung Quốc, Việt Nam và trên khắp khu vực Đông Nam Á.
     Theo GS.TS. Dương Trọng Hiếu, mật rắn, da rắn, xương rắn, thịt rắn ... có tác dụng khác nhau với từng loại bệnh. Bác sĩ, Thầy thuốc nhân dân Trần Văn Bản, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Đông y Việt Nam cho biết thêm rằng, tác dụng của mỗi loại rắn không giống nhau và sự kết hợp của các bộ rắn khác nhau tạo ra những giá trị khác nhau. Khi ngâm Rượu rắn toàn tính (ngâm cả con) thì xương rắn sẽ có tác dụng tốt cho xương khớp, thận. Thận rắn sẽ có những ảnh hưởng tốt cho sức khỏe sinh lý nam giới. Theo ông, những người có bệnh nội khoa, nhất là các bệnh suy thận, tăng huyết áp, bệnh gan, tim mạch thì không nên sử dụng rượu và thịt rắn.

Để mua rượu rắn xin hãy truy cập website sau: http://www.ruouranvietnam.com/